Những câu hỏi liên quan
Huyền ume môn Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 12 2021 lúc 8:55

Em có thể tham khảo bài này:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Bình luận (0)
19_ndk
20 tháng 7 2023 lúc 15:23

 Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình, thơ mộng trong đêm trăng khuya. Ngay vừa " đặt chân" vào bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không hoang vu, tĩnh lặng. Bởi phép so sánh ấy đã làm cho tiếng suối thêm một màu tươi mới. Lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng là cách mà tác giả sử dụng cho bài thơ của mình thêm phần gần gũi, thân mật. "Bước vào" câu thứ hai hình ảnh vầng trăng tươi sáng gợi lên một bầu khí diễm lệ đến khó tả, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt điệu, bắt tai. Bài thơ tuy chỉ có hai màu đen trắng nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc lung linh bởi cái gọi là thiên nhiên trong tác giả đã giúp ông tô màu lên bức vẽ khiến nó trở nên thêm phần sinh động. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã phần nào gợi ta hết cái mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, chìm đắm trong vẻ đẹp tươi sáng một màu xanh thơ mộng của một tâm hồn cao đẹp - vị lãnh tụ thời xương máu Hồ Chí Minh.

e có thể tham khảo lấy ý 

Bình luận (0)
Nhat Long Nguyen
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 12 2021 lúc 10:03

Em tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và (Quan hệ từ) là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc. 

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết
hahaha
29 tháng 12 2020 lúc 0:13

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

Bình luận (0)
Thi sen Bui
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 8 2021 lúc 19:32

Tham khảo:

Bài thơ "Đồng chí" là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong bảy câu thơ đầu của bài thơ.

 

Mở đầu đoạn thơ là tác giả đã miêu tả rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội.

 

Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.

Chi với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Bình luận (1)
minh nguyet
14 tháng 8 2021 lúc 19:48

Em tham khảo nhé:

Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bảy câu thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được cơ sở vững chắc của tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”

 

Những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đều có chung nguồn gốc xuất thân. Tuy họ đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhưng họ đều chung một hoàn cảnh sống - những vùng quê nghèo với thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu anh đến từ nơi “quê hương nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ nơi “làng quê nghèo đất cày lên sỏi đá”. Cách sử dụng hình ảnh “nước mắt đồng chua” cùng với “đất cày lên sỏi đá” cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong lao động sản xuất của con người. Và những người nông dân đến từ miền quê lam lũ ấy, khi nghe theo tiếng gọi của quê hương, đã sẵn sàng rời xa quê hương để lên đường bảo vệ tổ quốc.

Những người lính gia nhập vào quân đội, chiến đấu với sự quyết tâm giành lại độc lập cho đất nước. Họ chẳng hề quen nhau, nhưng đã trở thành những người đồng đội của nhau - những con người cùng chung lý tưởng cao đẹp. Hình ảnh “súng bên súng” cho thấy những người lính đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chống lại kẻ thù xâm lược. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn những người chiến sĩ cách mạng. Như vậy, ở đây họ không chỉ cùng chung lý tưởng chiến đấu: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Mà còn chung tấm lòng yêu nước sâu nặng.

Tình cảm đồng chí của những người lính còn xuất phát từ những năm tháng cùng nhau trải qua, cùng nhau chia sẻ khó khăn nơi chiến trường gian khổ:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Cái khó khăn thiếu thốn trong đời sống hàng ngày của người lính hiện lên qua hình ảnh “đêm rét chung chăn”. Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “đôi tri kỷ”. Chỉ có những người thực sự thân thiết, thấu hiểu mới có thể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng từng có những tứ thơ tương tự:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Thế mới thấy, tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó cũng giống như tình cảm của những người thân trong gia đình vậy.

Câu thơ cuối cùng đột ngột ngắn lại, chỉ còn hai chữ: “Đồng chí!”. Đó giống như một tiếng gọi thân thương được cất lên từ sâu thẳm trái tim của những người lính. Một tiếng gọi đầy trân trọng, đầy tha thiết. Dùng hai tiếng “Đồng chí” để kết thúc khổ thơ mới thật đặc biệt, sâu lắng. Bởi đây vốn là đối tượng mà nhà thơ muốn nói đến trong cả bài. Câu thơ cuối giống như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

Qua bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí”, chắn hẳn người đọc sẽ hiểu rõ hơn cơ sở hình thành nên tình cảm thiêng liêng ấy. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, yêu mến và kính trọng hơn những người lính cách mạng đã hy sinh để bảo vệ nền hòa bình của đất nước.

Bình luận (0)
Trần Hoàng
Xem chi tiết
san nguyen thi
24 tháng 12 2021 lúc 12:33

Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.

Bình luận (0)
Phạm Dũng
Xem chi tiết
Kieu Diem
6 tháng 5 2021 lúc 23:06

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên.  Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Im đậm,nghiêng nghi vấn

In đậm cảm thán

Bình luận (1)
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 7:13

tk 

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

Bình luận (1)
fear of god
15 tháng 7 2023 lúc 22:16

 

Mở đầu bài thơ " Ngắm trăng" là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù. Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Bác làm sao có thể “hững hỡ” trước một đêm trăng đẹp đến mê hồn như vậy? ( Câu hỏi tu từ ) Bác vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp. Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên ôi! nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yêu thiên nhiên và khát khao tự do.

  
Bình luận (0)
Nguyễn Minh Tuấn
Xem chi tiết